Chúa Nhật 29 Thường Niên 

 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh

 

A.            "Những người Pharisiêu rút lui và bắt đầu bàn mưu để làm sao có thể gài bẫy Chúa Giêsu trong lời nói. Họ sai các môn đệ của họ, có nhóm thiện cảm của Hêrođê đi theo, đến với Người mà hỏi: 'Thưa Thày... việc đóng thuế cho hoàng đế có hợp pháp không?' Nhận thấy ư đồ xấu xa của họ, Chúa Giêsu nói với họ: '... Hăy trả cho Cêsa cái của Cêsa, nhưng hăy trả cho Thiên Chúa sự ǵ của Thiên Chúa'": "Vậy Chúa nói với Cyrô, vị được Ngài xức dầu... V́ Giacóp, tôi tớ của Ta, v́ -ch-Diên, kẻ Ta tuyển chọn, Ta đă gọi đích danh ngươi, ban cho ngươi một tước hiệu, cho dù ngươi không biết Ta. Ta là Chúa chứ không c̣n ai, ngoài Ta ra không có một Thiên Chúa nào khác nữa.  Chính Ta là Đấng ôm ẵm ngươi, dù cho ngươi không biết Ta, để con người từ đông sang tây có thể nhận biết rằng không c̣n ai khác ngoài Ta. Ta là Chúa chứ không có đấng nào khác" - "Hăy kính tặng Thiên Chúa quyền thế với vinh quang"' "...Trước nhan Thiên Chúa và là Cha của chúng ta, chúng tôi (Phaolô, Silvanô và Timôthêu)... liên lỉ nhớ đến đường lối mà anh em chứng tỏ đức tin của ḿnh, anh em lao nhọc trong yêu thương và anh em thể hiện sự kiên tŕ trong đức cậy nơi Chúa Giêsu Kitô của chúng ta. Hỡi chư huynh thân mến của Thiên Chúa, Chúng tôi c̣n biết anh em được tuyển chọn ra sao nữa. Việc rao giảng phúc âm của chúng tôi cho anh em không chỉ là vấn đề của những lời nói xuông, mà là vấn đề của quyền năng' nó được thực hiện trong Thánh Linh và bởi một xác tín hoàn toàn".

B-        "Chúa Giêsu gọi họ (các tông đồ) qui tụ lại mà nói: 'Các con biết nơi Các Dân Ngoại người ta dùng quyền bính cai trị họ thế nào' những kẻ làm lớn tỏ ra oai quyền của ḿnh. Với các con th́ không thế được. Trong các con ai muốn làm kẻ cả phải phục vụ những người c̣n lại' ai muốn làm đầu trong các con phải đáp ứng nhu cầu cho tất cả mọi người. Con Người đến không để được phục vụ mà là phục vụ, để hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người" (phần đầu của bài Phúc Âm về việc hai anh em Giacôbê và Gioan xin Thày cho ngồi hai bên tả hữu của Thày được để trong ngoặc đơn): "Nếu Người hiến mạng sống ḿnh như một của lễ hiến dâng đền bù tội lỗi, Người sẽ được thấy gịng dơi của ḿnh trong một cuộc sống lâu dài, và ư muốn của Chúa sẽ được hoàn tất nơi Người. V́ nỗi sầu đau của ḿnh, Người sẽ được thấy ánh sáng cả ngày' nhờ đau khổ của ḿnh, đầy tớ của Ta sẽ công chính nhiều người, và sẽ mang lấy lỗi lầm của họ" - "Lạy Chúa, xin đổ ḷng từ bi Chúa xuống trên chúng tôi, theo như chúng tôi tin cậy ở nơi Ngài"' "Chúng ta có một vị thượng tế cao cả, Đấng đă qua các tầng trời, đó là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa... Vị thượng tế không phải không thể cảm thông với nỗi yếu hèn của chúng ta, mà là vị cũng bị thử thách đủ thứ như chúng ta song không bao giờ phạm tội. Vậy chúng ta hăy tin tưởng tiến đến ngai ṭa ân sủng để nhận lấy t́nh thương và hồng ân, cũng như để t́m sự trợ giúp khi cần".

C-        "Chúa Giêsu nói với các môn đệ một dụ ngôn về sự cần thiết luôn luôn cầu nguyện và đừng ngă ḷng: 'Một lần kia, có vị quan ṭa ở một tỉnh nọ chẳng kính Chúa hay ai cả. Một bà góa ở tỉnh đó cứ đến nói với ông: Xin ngài bênh vực quyền lợi của tôi cho khỏi tay đối phương. Ông từ chối một hồi rồi cuối cùng ông nghĩ: Dù ta chẳng thiết ǵ đến Thiên Chúa hay người ta là bao nhiêu, song bà góa này làm ta chịu hết nổi rồi. Ta sẽ v́ bà mà phân xử cho xong, để bà ta khỏi phiền đến ta nữa... Vậy Thiên Chúa chẳng lẽ lại không xử công minh cho kẻ được Ngài tuyển chọn đêm ngày hằng kêu cầu Ngài hay sao?... Thế nhưng, khi Con Người đến, Người có c̣n thấy đức tin trên trái đất này hay chăng?'": "Dân Amalek đến khiêu chiến với -ch-Diên. V́ thế Moisen bảo Gioduệ: 'Ngươi hăy lựa ra một số người, ngày mai đi giáp trận với quân Amalek. Ta sẽ cầm gậy của Thiên Chúa trong tay mà đứng trên đỉnh đồi'... Bao lâu Moisen giang tay lên th́ -ch-Diên thắng thế, đến khi ông bỏ tay xuống th́ quân Amalek thắng thế" - "Ơn phù trợ chúng tôi ở nơi danh Chúa, là Đấng tạo thành trời đất"' "... Từ nhỏ con đă biết Sách Thánh, nguồn gốc của sự khôn ngoan dẫn đến ơn cứu độ nhờ tin vào Đức Kitô. Tất cả Thánh Kinh được linh ứng bởi Thiên Chúa và hữu dụng trong việc giảng dậy - việc trách cứ, sửa chữa, và huấn luyện trong sự thánh thiện, để người của Thiên Chúa được đầy đủ bản lănh và được trang bị mà làm mọi việc thiện. Trước nhan Thiên Chúa và Đức Giêsu Kitô, Đấng sẽ đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết, và bởi cuộc xuất hiện của Người cũng như bởi vương quyền của Người, cha trao phó cho con trách nhiệm giảng dậy lời (Chúa), con phải bền với công việc này, dù thuận lợi hay bất lợi..."

 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:

 

"Thời gian đă viên trọn. Triều Đại Thiên Chúa đă đến! Hăy cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm" (Phúc Âm Chúa Nhật 3 Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh năm B),  như trang 294 nhận định, "đó là chủ đề của toàn Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, được thể hiện qua Phụng Vụ Lời Chúa ở từng Chúa Nhật trong Mùa". Tuy nhiên, như trang 417 phân tích và nhận định: "Giai đoạn thứ ba của Mùa Thường Niên là 15 tuần nối tiếp, tức kể từ Chúa Nhật 19 Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, cho đến Chúa Nhật 33 Thường Niên Hậu Phục Sinh, một giai đoạn nhắm vào đề tài: 'Hăy cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm', để có thể đón chờ ngày Chúa Kitô đến lần thứ hai, ư nghĩa của lễ Chúa Kitô Vua, Chúa Nhật kết thúc Mùa này". Bởi thế, theo Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật 29 Thường Niên tuần này, th́ "cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm" là việc tôn thờ một ḿnh Thiên Chúa, là việc hiến thân phục vụ tha nhân theo gương Đức Kitô, và là việc kiên tâm cầu nguyện trong mọi lúc.

 

Trước hết, "cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm" là việc  tôn thờ một ḿnh Thiên Chúa, được chứng thực qua Phụng Vụ Lời Chúa năm A. Điều này đă sáng tỏ hết sức rơ ràng trong cả bài Phúc Âm lẫn bài đọc thứ nhất. Trong bài Phúc Âm, điều này đă được minh xác bởi lời Chúa Giêsu trả lời câu hỏi gài bẫy của nhóm môn đệ người Pharisiêu và Hêrôđê về "việc đóng thuế cho hoàng đế có hợp pháp không?", là: "Hăy trả cho Cêsa cái của Cêsa, nhưng hăy trả cho Thiên Chúa sự ǵ của Thiên Chúa". Bởi v́, theo lời Chúa dùng miệng tiên tri Isaia mà "nói với Cyrô", hoàng đế của đế quốc Ba Tư trong bài đọc thứ nhất, "Ta là Chúa chứ không c̣n ai, ngoài Ta ra không có một Thiên Chúa nào khác nữa". "Sự ǵ của Thiên Chúa" đây là ǵ, nếu không phải, nói chung là tất cả mọi sự, và nói riêng là sự sống hay linh hồn bất tử của con người, như dụ ngôn trong bài Phúc Âm của Chúa Nhật 18 Thường Niên năm C đă nói đến: "Ngay đêm nay ngươi sẽ phải trả lại sự sống của ḿnh". "Cái của Cêsa" đây là ǵ, nếu không phải là quyền bính trần gian mà thuộc hạ cũng như thuộc địa của ông (trong đó có cả dân Do Thái) phải tuân hành. Thật ra, ngay cả trong việc "trả cho Cêsa cái của Cêsa" đi nữa, cũng phải qui về Thiên Chúa, tức gián tiếp "trả cho Thiên Chúa". Thật vậy, cũng theo lời Chúa "nói với Cyrô, vị được Ngài xức dầu", nguyên do mà ông được lên làm hoàng đế không phải chỉ v́ bản lănh hay tài điều binh khiển tướng vô địch của ông, cho bằng chính "v́ Giacóp, tôi tớ của Ta, v́ -ch-Diên, kẻ Ta tuyển chọn, Ta đă gọi đích danh ngươi, ban cho ngươi một tước hiệu, cho dù ngươi không biết Ta", và mục đích mà Chúa, "Đấng ôm ẵm (Cyrô), dù cho (ông) không biết (Ngài)", là cố ư "để  con người từ đông sang tây có thể nhận biết rằng không c̣n ai khác ngoài Ta. Ta là Chúa chứ không có đấng nào khác". Do đó, khi con người thần dân trong một nước có tỏ ra tuân phục quyền bính thế gian đi nữa, đức tin Kitô giáo cũng kêu gọi họ thực hiện theo tinh thần của câu đáp ca là: "Hăy kính tặng Thiên Chúa quyền thế với vinh quang". Nghĩa là họ "hăy trả cho Thiên Chúa sự ǵ của Thiên Chúa" khi họ tỏ ra tuân phục quyền bính thế gian, chứ đừng có v́ sợ thế lực của trần gian mà đành phải bó buộc "trả cho Cêsa cái của Cêsa". Tinh thần siêu nhiên cần thể hiện trong cơ cấu xă hội trần gian này đ̣i con người phải tỏ ra giống như cộng đồng Kitô hữu ở Thessalônica được bài đọc thứ hai nói đến: "Đường lối mà anh em chứng tỏ đức tin của ḿnh, anh em lao nhọc trong yêu thương và anh em thể hiện sự kiên tŕ trong đức cậy nơi Chúa Giêsu Kitô của chúng ta". Một đời sống theo ba thần đức tin cậy mến như thế không thể nào có được nếu, cũng theo lời của vị Tông Đồ Các Dân Ngoại trong bài đọc thứ hai, nó không được phát xuất từ: "Việc rao giảng phúc âm của chúng tôi cho anh em không chỉ là vấn đề của những lời nói xuông, mà là vấn đề của quyền năng' nó được thực hiện trong Thánh Linh và bởi một xác tín hoàn toàn".

 

Sau nữa, "cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm" là việc   hiến thân phục vụ tha nhân theo gương Đức Kitô, được chứng thực qua Phụng Vụ Lời Chúa năm B. Điều này sáng tỏ rơ ràng ngay trong bài Phúc Âm, qua lời Chúa Giêsu, lợi dụng việc hai anh em Giacôbê và Gioan xin cho hai ông được ngồi bên tả hữu của Người đă làm cho 10 vị kia khó chịu, dậy cho các vị một bài học cai trị là phục vụ hay phục vụ là tinh thần của người thủ lănh Kitô giáo, như chính gương của Người: "Trong các con ai muốn làm kẻ cả phải phục vụ những người c̣n lại' ai muốn làm đầu trong các con phải đáp ứng nhu cầu cho tất cả mọi người. Con Người đến không để được phục vụ mà là phục vụ, để hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người". Trước khi đi đến kết luận này, Chúa Giêsu đă so sánh việc cai trị của trần gian hoàn toàn có tính cách dương vây tác quái, tỏ ra ta đây: "những kẻ làm lớn tỏ ra oai quyền của ḿnh", như thể quyền bính là của họ và do họ tạo lấy được. V́ thế, theo tinh thần thế gian, tiêu biểu là "Các Dân Ngọai", tức thành phần chưa nhận biết Chúa, th́ tuân phục những nhà cầm quyền như thế chỉ là một gánh nặng, có làm th́ cũng chỉ v́ sợ sệt, không sao chịu vậy, như trường hợp của dân thuộc địa Do Thái, được tỏ hiện qua câu hỏi của nhóm Pharisiêu (có sự hiện diện của nhóm chính quyền Hêrôđê), như bài Phúc Âm năm A thuật lại. V́ Thiên Chúa muốn tỏ ḿnh ra qua quyền bính thế gian, như lời Chúa "nói với Cyrô" trong bài đọc thứ nhất năm A: "Chính Ta là Đấng ôm ẵm ngươi, dù cho ngươi không biết Ta, để  con người từ đông sang tây có thể nhận biết rằng không c̣n ai khác ngoài Ta. Ta là Chúa chứ không có đấng nào khác", mà "Chúa Giêsu gọi họ (các tông đồ) qui tụ lại mà nói: 'Các con biết nơi Các Dân Ngoại người ta dùng quyền bính cai trị họ thế nào... Với các con th́ không thế được". Nghĩa là thành phần thủ lănh Kitô giáo hay theo Kitô giáo phải cai trị theo tinh thần của Đức Kitô và như Đức Kitô, Đấng "hiến mạng sống ḿnh như một của lễ hiến dâng đền bù tội lỗi... ư muốn của Chúa sẽ được hoàn tất nơi Người", như bài đọc thứ nhất diễn tả. Người cũng là, như bài đọc thứ hai nhận định, "vị thượng tế cao cả, Đấng đă qua các tầng trời, đó là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa... Vị thượng tế không phải không thể cảm thông với nỗi yếu hèn của chúng ta, mà là vị cũng bị thử thách đủ thứ như chúng ta song không bao giờ phạm tội". Có cai trị là phục vụ như Đức Kitô như thế, thành phần lănh đạo Kitô giáo hay theo Kitô giáo mới làm cho con người đạo đời "trả lại cho Thiên Chúa sự ǵ của Thiên Chúa", khi những con người này biết "tin tưởng tiến đến ngai ṭa ân sủng để nhận lấy t́nh thương và hồng ân, cũng như để t́m sự trợ giúp khi cần", như bài đọc thứ hai kêu gọi, và họ mới hân hoan cầu khấn với Đấng tuyên bố "Ta là Chúa chứ không có đấng nào khác" theo như câu đáp ca: "Lạy Chúa, xin đổ ḷng từ bi Chúa xuống trên chúng tôi, theo như chúng tôi tin cậy ở nơi Ngài".

Sau hết, "cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm" là việc   kiên tâm cầu nguyện trong mọi lúc, được chứng thực qua Phụng Vụ Lời Chúa năm C. Điều này cũng được sáng tỏ ngay trong bài Phúc Âm cũng như trong bài đọc thứ nhất. Bài Phúc Âm đă mở đầu bằng câu: "Chúa Giêsu nói với các môn đệ một dụ ngôn về sự cần thiết luôn luôn cầu nguyện và đừng ngă ḷng" đủ chứng tỏ điều này. Và chính nhờ thành tâm và kiên tâm cầu nguyện, con người mới có thể chẳng những lật ngược được thế cờ, như trường hợp bà góa trong dụ ngôn của bài Phúc Âm, lại c̣n làm chủ được t́nh thế, như trường hợp dân Do Thái chống quân Amalek trong bài đọc thứ nhất. Thật ra, trong trường hợp của bà góa, bà chẳng những chuyển bại thành thắng trên kẻ thù địch của bà, bà c̣n làm chủ được t́nh thế khi làm cho quan ṭa vô đạo "chẳng thiết ǵ đến Thiên Chúa hay người ta là bao nhiêu" phải phân xử theo ư bà là "bênh vực quyền lợi của tôi cho khỏi tay đối phương". Thế nhưng, không phải v́ (mà là nhờ) lời cầu nguyện, nghĩa là v́ (đúng hơn là nhờ) bền ḷng trông cậy của con người mà con người được như ư, cho bằng, như câu đáp ca tuyên xưng, "Ơn phù trợ chúng tôi ở nơi danh Chúa, là Đấng tạo thành trời đất". Chính v́ thế, trong khi giang tay cầu nguyện "trên đỉnh đồi" cho dân Do Thái "thắng thế" trong cuộc chiến với dân Amalek, Moisen đă phải "cầm gậy của Thiên Chúa" nữa mới có tác dụng thần hiệu. "Gậy của Thiên Chúa" được bàn tay Moisen nắm giang ra ở đây chẳng khác ǵ như một thứ khí giới vô địch của những kẻ tin vào Thiên Chúa. "Thế nhưng, khi Con Người đến, Người có c̣n thấy đức tin trên trái đất này hay chăng?", Chúa Giêsu đă tỏ ra mối quan tâm này của Người ở cuối bài Phúc Âm. Do đó, như Moisen, vị lănh đạo thành phần Dân Cựu Ước, thành phần lănh đạo Dân Tân Ước cũng phải "cầm gậy của Thiên Chúa đứng trên đỉnh đồi" trong khi Giáo Hội chiến đấu trên mặt trận thế gian này. "Gậy của Thiên Chúa" mà các vị lănh đạo Giáo Hội Kitô giáo phải cầm đây là ǵ, nếu không phải là "Thánh Kinh". Bởi v́, như bài đọc thứ hai này xác tín th́: "Tất cả Thánh Kinh được linh ứng bởi Thiên Chúa và hữu dụng trong việc giảng dậy - việc trách cứ, sửa chữa, và huấn luyện trong sự thánh thiện, để người của Thiên Chúa được đầy đủ bản lănh và được trang bị mà làm mọi việc thiện". Việc thành phần lănh đạo Giáo Hội Kitô giáo phải cầm "chiếc gậy của Thiên Chúa" là "Sách Thánh, nguồn mạch của sự khôn ngoan dẫn đến ơn cứu độ nhờ tin vào Đức Kitô", như bài đọc thứ hai xác nhận rồi nhắc nhở, chính là "trách nhiệm giảng dậy lời (Chúa)... dù thuận lợi hay bất lợi", như đôi tay của Moisen, dù mỏi hay không, cũng vẫn giang ra cho đến khi quân thù hoàn toàn bị đẩy lui.

 

            Lạy Cha chúng con ở trên trời, trong "Chúa Kitô: Sự Sống Tái Sinh", và qua Bí Tích Rửa Tội, linh hồn của chúng con đă được "trả cho (Cha) sự ǵ của (Cha)", Đấng dựng nên chúng con theo h́nh ảnh Cha và tương tự Cha. Xin Cha cho chúng con biết v́ tin vào Cha mà "trả cho Cêsa cái của Cêsa", "để từ đông sang tây có thể nhận biết rằng ngoài (Cha) không có một Thiên Chúa nào khác nữa".